Bếp là không chỉ là nơi để nấu ăn mà còn là nơi để mọi thành viên cùng gắn kết và chia sẻ yêu thương bên mâm cơm gia đình. Đây còn là một trong những không gian sinh hoạt quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của các gia đình. Chính vì vậy trước khi thi công nội thất bếp, bạn cần phải biết những lưu ý quan trọng sau đây!

Nghiên cứu về không gian và diện tích trước khi thi công nội thất bếp

Không gian chung của ngôi nhà và không gian riêng của căn bếp phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu căn nhà của bạn có diện tích mặt sàn không quá rộng, diện tích dành cho phòng bếp hơi nhỏ thì phương án tốt nhất là tinh giản bớt những đồ đạc không cần thiết. Ngoài ra nên tận dụng các thiết kế thông minh để tối ưu hóa diện tích và tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Tìm hiểu không gian tổng thể trước khi thiết kế bếp

Với những không gian bếp có diện tích rộng gia chủ hoàn toàn có thể thiết kế và bố trí một căn bếp theo sở thích. Thiết kế bếp theo dạng ốc đảo kết hợp quầy bar mini sẽ giúp không gian trở nên hiện đại và làm giảm bớt sự trống trải. Kiểu thiết kế này sẽ giúp liên kết phần bếp nấu với khu vực bàn ăn trong một căn phòng rộng.

Bố trí nội thất tạo sự thoải mái khi sử dụng

Mục đích của việc thi công nội thất bếp là giúp gia chủ có thể sở hữu một không gian nấu nướng ấm cúng, tiện nghi và khoa học nhất. Để hiện thực hóa được mục đích này các kiến trúc sư phải có kế hoạch bố trí tiện ích phù hợp với công năng và đảm bảo sự thuận tiện cho người sử dụng. Đặc biệt ở các căn bếp Việt thì người phụ nữ sẽ đảm nhận công việc chính trong bếp. Vì vậy, các kiến trúc sư cũng phải lưu ý đến chiều cao của người nội trợ để có được thiết kế phù hợp.

Căn bếp lý tưởng là căn bếp tạo sự thoải mái khi sử dụng

Cách bố trí nội thất nhà bếp cơ bản hiện nay là mô hình tam giác bao gồm bếp – bồn rửa – tủ lạnh. Mô hình này được tính toán theo nguyên tắc lấy tính tiện ích của người sử dụng làm trung tâm. Bếp – bồn rửa – tủ lạnh là 3 nơi mà người nội trợ sẽ sử dụng nhiều nhất trong quá trình nấu ăn. Nếu thiết kế không đảm bảo được tiện ích này thì sẽ gây khó khăn cho người dùng về lâu dài.

Phân chia chức năng của các khu vực

Không gian phòng bếp thường được phân chia thành 3 khu vực cụ thể bao gồm khu để tủ lạnh, khu nấu ăn và khu dọn rửa. Đối với khu để tủ lạnh, kiến trúc sư cần đo đạc chính xác để có thiết kế phù hợp với bề rộng và chiều cao của tủ. Khu bếp nấu cần phù hợp với chiều cao của người nấu. Mặt kệ đặt bếp nên chọn chất liệu đá để thuận tiện cho việc lau chùi vệ sinh sau khi nấu.

Không gian bếp cần được phân chia hợp lý

Khu dọn rửa sẽ là khu vệ sinh, dọn dẹp sau khi kết thúc bữa cơm gia đình, trong quá trình thi công cần chú ý tới hệ thống đường nước và bồn rửa. Một căn bếp nên đầu tư 2 bồn rửa để có thể linh hoạt chuyển đổi chức năng trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, khi thi công nội thất bếp cần lưu ý lắp đặt hệ thống hút khói và thiết kế thoáng để hạn chế mùi thức ăn bám lâu trong nhà.

Căn bếp là nơi tạo sự gắn kết cho các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy quá trình thiết kế và thi công nội thất bếp đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng. Một căn bếp hiện đại sẽ giúp công việc nấu ăn trở nên nhẹ nhàng và thoải mái.

MAYA INTERIOR  Thiết Kế – Sản Xuất – Thi Công nội thất trọn gói mọi loại công trình.

Hỗ trợ xin giấy phép xây dựng cải tạo tất cả các công trình.

Hotline 24/7 0923226622